Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Ưu nhược điểm nuôi tôm trong ao tròn

Với nhiều ưu điểm như nuôi được với năng suất cao, tốn ít chi phí, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường... hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) trong ao tròn nhỏ, có sử dụng hệ thống xử lý chất thải đáy đang được nhiều trang trại ứng dụng và cho hiệu quả cao.
Ưu điểm

 So với những ao nuôi TTCT với diện tích thông thường 2.000 - 5.000 m2, nuôi tôm trong ao tròn, có diện tích nhỏ mang nhiều ưu điểm. Do diện tích ao nhỏ, nên việc thu gom chất thải vào giữa bằng tác động của máy quạt nước rất hiệu quả, việc loại bỏ chất thải ra khỏi ao được thực hiện dễ dàng, nền đáy được kiểm soát trong suốt vụ nuôi, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc. Rủi ro thiệt hại thấp vì ao nhỏ, xử lý nhanh và dễ dàng. Mặt khác, không bị ô nhiễm bởi hóa chất có hại tồn lưu trong đất, vì đã cách ly đất ở mặt đáy. Quan trọng nhất là giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng hóa chất xử lý môi trường. Do không mất nhiều thời gian cải tạo cũng như cho ao nghỉ nên mỗi năm có thể nuôi 3 vụ.



Thiết kế ao

Ao nuôi được thiết kế ở những vị trí đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như những ao nuôi thông thường. Nuôi tôm trong ao tròn, diện tích 500 - 2.000 m2, tốt nhất 500 - 1.000 m2. Chiều sâu của ao 2 - 2,2 m, chiều sâu mực nước 1,5 - 2 m. Được trang bị máy quạt nước và máy tạo ôxy đáy.

Đáy ao nên được lót bạt hoàn toàn bằng tấm bạt nhựa dày 0,5 mm (bền, có thể sử dụng trên 5 năm), hoặc được đổ xi măng.

Ao nuôi không thiết kế cống thoát nước mà sử dụng ống PVC đường kính miệng lớn để cấp thoát nước. Ống PVC được chôn ở vị trí phần giữa đáy ao, nơi chất thải tập trung để hút chất thải ra ngoài. Từ đó nước được hút sang hệ thống xử lý nước, rồi chảy lại vào ao nuôi. Như vậy ao có tính khép kín tốt, đồng thời tránh ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là hệ thống chất thải ô nhiễm phần đáy dưới tác dụng của máy quạt nước, nước quay tròn, giúp tập trung chất thải vào chính giữa và thải liên tục ra ngoài.

nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao tròn nhỏ


Nuôi tôm trong ao tròn
Ao lắng có diện tích bằng 30% so diện tích ao nuôi. Lấy nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ ấu trùng tôm, cua, còng… Nước trước khi vào ao nuôi cần được xử lý trong ao lắng bằng Clo, liều lượng 2 kg/1.000 m3 nước để khử trùng, quạt nước liên tục trong 1 ngày, rồi dùng tiếp BKC, liều lượng 2 lít/1.000 m3 nước, sau 2 ngày dùng vôi CaCO3 hòa tan, té xuống nước để ổn định pH, dùng EDTA, liều lượng 5 kg/1.000 m3 để khử kim loại nặng và ổn định độ kiềm. Sau đó lọc qua lưới có kích thước 80 mắt, rồi hút nước vào ao nuôi.

Với những ao nuôi từ vụ thứ hai, trước khi thả nuôi nửa tháng, tiến hành rửa ao. Sau đó khử trùng và tiêu diệt các động vật và giáp xác tạp, rồi phơi nắng.



Chuẩn bị ao

Trước khi thả nuôi tôm 10 ngày, tiến hành gây màu nước cho ao nuôi. Phương pháp thứ nhất, sử dụng 2 kg cám gạo hoặc cám ngô, 1 kg bột cá, 2 kg bột đậu nành. Trộn đều hỗn hợp trên, sau đó nấu chín, ủ kín trong 2 - 3 ngày, rồi bón để gây màu, liều lượng 3 - 4 kg/1.000 m3, bón liên tục trong 3 ngày, 7 ngày sau tiếp tục bón bổ sung với liều lượng bằng ½ so với ban đầu. Phương pháp thứ 2, phối trộn theo tỷ lệ 3 kg mật đường, 1 kg cám gạo hoặc cám ngô, 3 kg bột đậu nành, trộn đều, ủ trong 12 giờ. Dùng cám ủ để bón lên màu, liều lượng 2 - 3 kg/1.000 m3 nước, liên tục trong 3 ngày, 7 ngày sau bón bổ sung với liều lượng bằng ½ liều lượng so ban đầu.

Thả tôm giống cỡ P15, tôm có màu sắc tươi sáng, đều cỡ, khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch. Thả tôm giống vào thời điểm trời mát. Do có chiều sâu lớn, môi trường nuôi được quản lý chặt chẽ, nên có thể nuôi với mật độ cao, vào chính vụ có thể nuôi với mật độ 200 - 300 con/m2, vụ nghịch có thể nuôi với mật độ 120 - 150 con/m2.



Quản lý ao

Thường xuyên thay nước ao nuôi, phụ thuộc vào tình trạng thực tế và từng thời kỳ trong vụ nuôi. Hàng ngày, rút lượng chất thải trong ao thông qua hệ thống ống PVC dưới đáy. Thời kỳ đầu vụ nuôi cấp bù lượng nước thải ra, thời kỳ giữa thay nước tùy theo chất lượng nước, thời kỳ cuối mỗi ngày thay nước khoảng 30 cm/ngày, chất lượng nước kém nên thay trên 50 cm/ngày.

Trang bị đầy đủ máy quạt nước và bố trí máy ôxy đáy. Duy trì quạt nước trong 24/24 giờ, máy ôxy đáy có thể dùng cả ngày hoặc chỉ dùng ban đêm, tùy theo tình trạng ao và sức khỏe tôm nuôi, nhưng luôn đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan duy trì ở mức trên 4 mg/lít.

Sử dụng thức ăn công nghiệp có chất lượng cao, hàm lượng đạm 32 - 38%, kích cỡ thức ăn theo đúng độ tuổi của tôm. Cho ăn ngày 4 lần vào sáng, trưa, chiều tối. Với ao nuôi tròn nhỏ, rất phù hợp cho việc sử dụng máy cho tôm ăn tự động.

Trong quá trình nuôi định kỳ bổ sung khoáng chất vào môi trường nước và Vitamin C, thuốc bổ gan vào thức ăn. Khi nhiệt độ cao hơn 340C và thấp hơn 240C, giảm 20% lượng thức ăn.

Thời gian nuôi từ 80 đến 120 ngày, tôm thu có kích thước 40 - 70 con/kg.
Nguồn: thủy sản việt nạm

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Mô hình nuôi tôm trong ao tròn mang lại nhiều lợi ích không tưởng

Nhiều địa phương đã sử dụng mô hình nuôi tôm thẻ trong ao tròn với năng suất cao, giảm bớt chi phí, an toàn phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Mô hình này đã được ứng dụng và cho hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi tôm trong ao tròn đem lại nhiều lợi ích
Nuôi tôm trong ao tròn
Ưu điểm nuôi tôm thẻ trong ao tròn
So với các ao nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích từ 2.000 - 5.000m2, ao hình tròn diện tích nhỏ mang nhiều ưu điểm. Diện tích ao nhỏ giúp thu gom chất thải vào bằng tác động của máy quạt nước rất tốt. Việc loại bỏ chất thải ra khỏi ao được thực hiện nhanh chóng, nền đáy được kiểm soát. Ao nhỏ giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại. Quan trọng nhất là giảm bớt chi phí dùng hóa chất xử lý môi trường do không mất nhiều thời gian cải tạo.



Thiết kế ao tròn
Ao nuôi có hình tròn, diện tích khoảng 500-2.000m2. Chiều sâu của ao từ 2-2,2m, chiều sâu mực nước khoảng 1,5-2m. Được cung cấp đầy đủ máy quạt nước cùng máy tạo ôxy đáy. Đáy ao nên được lót bạt hoặc được đổ xi măng. Ao nuôi không cần trang bị cống thoát nước mà dùng ống nhựa PVC đường kính miệng lớn để cấp và thoát nước. Ống PVC được chôn ở phần giữa đáy ao, để hút chất thải tập chung ra ngoài.



Chuẩn bị ao trước khi thả
Trước khi thả nuôi tôm thẻ trong ao tròn khoảng 10 ngày, tiến hành tạo màu nước cho ao. Sử dụng 2kg cám gạo hoặc cám bắp, 1kg bột cá, 2kg bột đậu nành. Trộn đều, sau đó nấu chín, ủ kín trong khoảng 2-3 ngày, rồi bón để tạo màu ao, liều lượng từ 3-4kg/1.000m3 nước, cần bón liên tục trong 3 ngày, sau 7 ngày tiếp tục bón với liều lượng bằng khoảng 1/2 so với ban đầu.



Quản lý ao tròn nhỏ
Hàng ngày, rút chất thải trong ao thông qua hệ thống ống dưới đáy. Đầu vụ nuôi cần cấp bù lượng nước thải ra, vào thời kỳ giữa thay nước theo chất lượng nước, thời kỳ cuối  thay nước mỗi ngày tầm 30cm, nếu chất lượng nước kém thì nên thay trên 50cm/ngày. Dùng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, hàm lượng đạm khoảng 32-38%. Cho tôm trong ao ăn ngày 4 lần vào sáng, trưa, chiều và tối. Suốt quá trình nuôi định kỳ cung cấp khoáng chất, vitamin vào môi trường nước.

Trên đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia về cách nuôi tôm trong ao tròn. Hy vọng qua bài viết này bà con có thể áp dụng mô hình để nâng cao năng suất cho mỗi vụ nuôi.
Theo báo Con Tôm.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

KEO DÁN BẠT SIÊU DÍNH TRONG NƯỚC AT TAPE

1. Mã S05-100




Độ dày: 0.5mm
Kích thước: 10cm x 500cm
Màu: Bạc (mặt trơn)

2. Mã G10-100



Độ dày: 1.0mm
Kích thước: 10cm x 500cm
Màu: Bạc (mặt caro)

3. Mã G10-50



Độ dày: 1.0mm
Kích thước: 5cm x 500cm
Màu: Bạc (mặt caro)

Công dụng của Keo dán  bạt siêu dính trong nước AT Tape:

  • Dán trực tiếp lên bạt trong môi trường có nước.
  • Hỗ trợ chống thấm trong đường hầm.
  • Vá lỗ rách trên các bảng hiệu.
  • Vá lỗ thủng trên các tấm tôn,

Nuôi tôm chi phí thấp, lợi nhuận cao

Trong khi người nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn loay hoay tìm giải pháp làm sao nuôi tôm đạt hiệu quả cao, thì anh Lê Minh Chính, xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có “bí kíp” nuôi tôm chi phí thấp, tăng lợi nhuận.

Công nghệ Semi Biofloc + tôm giống chất lượng
Đó là chia sẻ của anh Lê Minh Chính, tại thôn Hang Dơi, xã Ninh Phú khi nhiều nằm liền anh thả nuôi tôm đều thắng lợi. Theo anh Chính, công nghệ Semi Biofloc là làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo. Còn Biofloc là vi khuẩn dị dưỡng, tảo, mùn giúp làm sạch nước, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, tôm nuôi mau lớn, kiểm soát được dịch bệnh.

Anh Chính (bên phải) đang đo kích cỡ tôm nuôi


Giống tôm Việt Úc được anh Chính thả nuôi gần 30 ngày đạt kích cỡ 50 con/kg
Tuy nhiên để áp dụng công nghệ nuôi này, anh Chính đầu tư tất cả ao nuôi đều lót bạt ao tôm, kết hợp hệ thống xi phông tự động, hệ thống sục khí, máy cho ăn tự động, máy phát điện. Đặc biệt đầu tư hệ thống thu gom chất thải và hệ thống xử lý nước cấp bù rất cần thiết trong nuôi tôm. Do đó, với 3ha, thì diện tích ao thu gom chất thải và ao xử lý nước đã chiếm phân nửa.

Ngoài hệ thống công trình ao nuôi, anh Chính còn đầu tư các khu nuôi cây vi sinh dùng hỗn hợp men vi sinh ủ với mật rỉ đường … tạo Biofloc trong thùng phuy để đưa xuống ao nuôi theo định kỳ. Nước cấp vào ao nuôi rất quan trọng- nó là một trong những yếu tố quyết định thành bại trong nuôi tôm, nên được xử lý cẩn thận.

Trước tiên nước biển được bơm vào bể lọc, sau đó đưa vào ao lắng. Tại đây, nước được xử lý diệt khuẩn bằng Clorin nồng độ 20 ppm từ 20 kg/1.000m3 nước. Sau 72 giờ đồng hồ nước sẽ sử dụng để cấp hoặc bù nước cho các ao ương, ao nuôi.

Công nghệ nuôi tôm Semi Bifloc được anh Chính học từ Thái Lan, kết hợp nghiên cứu tài liệu dịch “Thực hành công nghệ Biofloc” của PGS.TS Hoàng Tùng và nhóm nghiên cứu ở ĐH Quốc gia TP.HCM. Từ năm 2014 đến nay, anh vừa áp dụng vừa nghiên cứu cho phù hợp với thực tế từng vụ và đã dần ổn định. Với “bí kíp” nuôi tôm hiệu quả, đã có hàng trăm người nuôi tôm được anh đào tạo và chuyển cao công nghệ và nuôi rất thành công.
Anh Chính còn cho biết thêm, về con giống thả nuôi được anh chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng. Và, giống tôm của Tập Đoàn Việt Úc, là một trong những con giống được anh tin tưởng. “Tôm chất lượng nuôi khỏe, nhanh lớn. Đối với tôm Việt Úc, tôi có thể nuôi đạt kích cỡ 35 con/kg. Nhờ đó, tôi bán được giá cao, khoảng 220 nghìn đồng/kg (tôm sống). Về thức ăn cho tôm tôi cũng mua của các nhãn hiệu uy tín. Khi tôm nuôi được trên 20 ngày sẽ cho ăn bằng máy tự động”, anh Chính chia sẻ.


Nuôi được 4 vụ/năm, khá an toàn
Hiện nay mô hình nuôi tôm của anh Chính nuôi được 4 vụ/năm, nghĩa là kể cả trong mùa mưa. Tuy nhiên để nuôi “cuốn chiếu” như vậy, anh Chính áp dụng nuôi 3 giao đoạn (hay 3 pha).

Theo đó, pha 1 nuôi ương tôm giống trên bể nổi có lưới lan áp dụng theo công nghệ Biofloc. Bể này hình tròn lót bạt, có đường kính 12- 15m, cao 1,2m, chứa khoảng 150 m3 nước và có thể ương tới 70 vạn đến 1 triệu giống.

Tiếp đến pha 2, sau 20 ngày sẽ chuyển toàn bộ tôm ương xuống ao nuôi ngoài trời, không cần lưới lan áp dụng theo công nghệ Semi Biofloc. Tại đây sẽ nuôi 30 ngày, đến khi tôm đạt kích cỡ 200 con/kg, mật độ 500 con/m2 trước khi chuyển sang pha 3.

Tuy nhiên mật độ nuôi tôm pha 3 được giảm xuống nửa, tức là mỗi ao chỉ thả từ 200-250 con/m2 để nuôi tôm đến khi đạt kích cỡ mong muốn thì thu hoạch.

Anh Chính dẫn khách đi tham quan trang trại nuôi tôm của mình

“Nhờ áp dụng công nghệ Semi Biofloc, kết hợp nuôi 3 giai đoạn nên việc nuôi của tôi hiệu quả, giảm được nhiều chi phí về tiền điện, thức ăn ban đầu, cũng như kiểm soát được tỷ lệ sống trong quá trình nuôi ương ban đầu. Tôm nuôi được 80-90 ngày đạt kích cỡ 50 con/kg”, anh Chính tự tin khẳng định.

Được biết, hiện anh Chính có 10 ao nuôi, trung bình 1.600 m2/ao, cho thu hoạch từ 4-5 tấn/vụ. Như vậy, với mỗi năm nuôi được 4 vụ thì sản lượng anh thu hoạch từ 150-160 tấn/năm. Với giá bán trung bình 140 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh lãi gần nửa. Đây là hiệu quả nuôi tôm rất cao đối với các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhiều năm qua.

Bể ương nổi tại trại nuôi tôm của anh Chính

Theo anh Chính, vụ thả nuôi tôm đầu năm 2019, việc nuôi tôm của gia đình anh rất thuận lợi. Hiện 5 ao tôm đã thu hoạch sản lượng khoảng 20 tấn. 5 ao còn lại sẽ tiếp tục thu hoạch trong những ngày tới, anh ước tính sản lượng khoảng 30 tấn. Được biết, trong vụ tiếp theo anh sẽ mở rộng thêm 1ha thả nuôi tôm nữa khi đã đầu tư hoàn thiện công trình và thiết bị, với chi phí khoảng 1 tỷ đồng.

Nguồn Nông nghiệp Việt Nam

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Nuôi tôm công nghệ cao lót bạt, lãi 2 tỷ đồng/năm

Nuôi tôm công nghệ cao lót bạt, lãi 2 tỷ đồng/năm

Sau khi có chủ trương của nhà nước cho phép chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, cũng như nhiều nông dân khác trong vùng, năm 2007 lão nông Nguyễn Văn Gìn ở phường Tân Xuyên, TP Cà Mau cải tạo 1,2ha đất nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh.



Sau khi đi tham quan, học hỏi mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở các tỉnh bạn và Thái Lan, ông Gìn quyết tâm đầu tư nuôi tôm theo hình thức công nghệ cao sử dụng nhà lưới che ao tôm, lót bạt đáy ao (hay còn gọi nuôi tôm trên bạt).
Nuôi tôm công nghệ cao giảm được tác động bất lợi từ môi trường, hiệu quả cao
 Nuôi tôm công nghệ cao giảm được tác động bất lợi từ môi trường, hiệu quả cao
Ông Gìn chia sẻ, giữa năm 2016, ông đầu tư hơn 1 tỷ đồng cải tạo 1,2ha đất thành ao ương, ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng và ao nuôi (trong đó, diện tích ao nuôi là 1.600m2). Mô hình này vốn cao nhưng an toàn, năng suất tôm trung bình đạt 100 - 120 tấn/ha, mỗi năm thả nuôi được từ 3 - 4 vụ.

Nuôi tôm công nghệ cao theo quy trình khép kín có nhiều ưu thế, như quản lý được dịch bệnh từ ban đầu, quản lý được thức ăn, môi trường, không dùng kháng sinh, mật độ thả nuôi dày, rủi ro tôm chết là rất thấp. Nuôi theo quy trình vi sinh cho sản phẩm tôm sạch.

Nói về kỹ thuật, ông Gìn chia sẻ, nuôi tôm thẻ thả trên bạt ngay từ đầu phải xử lý môi trường bằng công nghệ vi sinh, giúp tôm có sức đề kháng cao hơn, hạn chế dịch bệnh.

Để ứng dụng công nghệ này, người nuôi phải tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào qua ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng, cuối cùng là đến ao nuôi. Chọn tôm giống sạch, chất lượng, ươm trong bể từ 20 - 30 ngày đạt kích cỡ đồng đều mới thả ra ao nuôi. Trong quá trình ươm thấy tôm yếu thì loại ngay, mua giống thả vô ươm tiếp.

Trong ao nuôi sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại. Dưới đáy lót bạt cao phân tử chống rò rỉ nước từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi. Ao nuôi và ao sẵn sàng phải che lưới lan, giảm được nhiệt độ trong ao nuôi để tôm nhanh lớn, đồng thời hạn chế tảo xuất hiện.

Đặc biệt ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng (hố ga). Những con tôm yếu sẽ rớt vào hố ga, cùng chất thải sẽ được tống ra ngoài theo đường ống thiết kế riêng. Nhờ đó, ao nuôi luôn sạch sẽ.

Nuôi tôm thả trên bạt mật độ rất cao, khoảng 300 con/m2 phải sử dụng máy quạt khí tạo oxy. Vì vậy, ông Gìn đầu tư thêm máy phát điện loại lớn phòng khi mất điện cung cấp kịp thời cho tôm.
Ông Gìn thường xuyên quan sát, chăm sóc ao tôm trong suốt quá trình nuôi

Ông Gìn thường xuyên quan sát, chăm sóc ao tôm trong suốt quá trình nuôi
Nếu nuôi tôm theo hình thức truyền thống, người nuôi còn phải cho tôm ăn theo cách thủ công. Nuôi theo hình thức công nghệ cao, ông Gìn cho tôm ăn bằng máy cho tôm ăn tự động nên tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước. Không phải tắt quạt khi tôm ăn, hạn chế thiếu hụt oxy giúp tôm ăn mạnh hơn. Có thể bớt lại lượng thức ăn nếu tôm ăn yếu hoặc thời thiết bất lợi. Tôm phát triển tốt và đồng đều hơn, đồng thời giảm được công lao động.

Từ tháng 6/2016 - 3/2017, qua 3 vụ thả nuôi, ông Gìn thu hoạch được gần 30 tấn tôm thương phẩm, bình quân 30 con/kg, giá bán dao động từ 160 - 170 ngàn đồng, trừ chi phí, đạt lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng. Mỗi vụ thả nuôi có thời gian bằng nhau nhưng so với cách nuôi truyền thống trong ao đất, nuôi tôm công nghệ cao tăng mật độ thả dày, trọng lượng tôm tăng, năng suất lại cao. Tôm sạch, cạnh tranh, không đủ bán. Ở vụ nuôi hiện tại, tôm đang phát triển rất tốt.
Theo Nông nghiệp

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

5 cách nuôi tôm tốt nhất tại Thái Lan

Phần lớn trang trại nuôi tôm tại Thái Lan có quy mô vừa và nhỏ, do gia đình quản lý. Dưới đây là 5 cách nuôi tôm tốt nhất đã giúp các hộ nuôi này thu lợi nhuận ổn định và nâng cao bền vững cho toàn trại nuôi.




Ương ngoài
Ương ngoài cho phép người nuôi quản lý sát sao tôm giống. Trước khi có hệ thống ương ngoài, người nuôi thường đưa toàn bộ tôm giống trực tiếp vào trong ao. Nếu tôm bị bệnh, nông dân nhanh chóng mất trắng vụ nuôi. Bằng cách sử dụng hệ thống ương ngoài, nông dân có thể giám sát chặt chẽ con giống, từ đó làm giảm tình trạng tôm ốm bệnh và theo dõi vụ nuôi sát sao hơn. Trong 40 ngày nuôi đầu tiên, tôm dễ bị tổn thương nhất; nhưng bằng cách đưa tôm giống ra bên ngoài các ao nuôi rộng lớn, nông dân có thể ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh xuất hiện tự nhiên từ môi trường xung quanh. Cách nuôi này cải thiện tỷ lệ sống của tôm, tăng tính bền vững cho trang trại và nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng là cách nuôi tôm cơ bản và quan trọng nhất. Nông dân đã ương tôm bên ngoài đạt tỷ lệ thành công cao hơn và giảm thiểu được nhiều rủi ro tiềm ẩn hơn.



Xả thải trung tâm
Để ngăn chặn dịch bệnh, nông dân Thái Lan đều nhận thức được vai trò quan trọng của việc giữ môi trường ao nuôi sạch và khỏe mạnh. Những hệ thống thoát nước trung tâm sẽ làm sạch chất thải lắng tụ và các mảnh vụn từ đáy ao. Công nhân điều hành hệ thống xả thải trung tâm nhiều lần trong ngày để loại bỏ các chất thải này, giúp tạo môi trường ao nuôi sạch sẽ. Công nghệ này giúp nước ao sạch, cải thiện tỷ lệ sống và củng cố tính bền vững của trại nuôi. Những trang trại có hệ thống xả thải trung tâm thường đạt tỷ lệ thành công cao và bền vững hơn.



Lưới chắn cua và chim
Lưới bảo vệ để ngăn cua và chim thâm nhập vào trại nuôi tôm. Cua từ con nước nội vùng có thể phá hủy cơ sở hạ tầng ao nuôi, mang theo mầm bệnh và khiến nông dân phải thu hoạch tôm sớm. Ngoài ra, các loài chim hoang dã có thể ăn tôm. Tăng cường an toàn sinh học cho trại nuôi tôm sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể của tôm, giảm cơ hội tôm bị tấn công bởi loài ăn thịt và giảm thiểu sự phá hủy cơ sơ hạ tầng ao nuôi. Các trại tôm có lưới chắn cua và chim thường nuôi tôm hiệu quả và đạt tỷ lệ sống cao hơn.



Máy sục khí
Máy sục khí thường gồm bánh xe quạt nước hoặc ống cấp ôxy giúp tăng ôxy hòa tan trong ao nuôi. Đây là thiết bị then chốt với hệ thống ao nuôi tôm, nhờ đó giúp nông dân nuôi được nhiều tôm hơn, hiệu quả hơn trong điều kiện mật độ cao hơn. Những ao nuôi có lượng ôxy hòa tan cao sẽ giảm stress cho tôm, giảm rủi ro nhiễm bệnh và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trên tôm. Ngoài ra, những ao tôm có thống xả thải trung tâm sử dụng quạt nước bánh xe để tập trung các mảnh vụn chất thải về hệ thống trung tâm để loại bỏ. Máy sục khí giúp nông dân nuôi tôm khỏe.



Lót bạt
Lót bạt làm giảm tình trạng xói mòn ao nuôi, đặc biệt xói mòn bởi hệ thống máy sục khí tuần hoàn nước. Bạt lót toàn bộ ao cũng có thể giảm rò rỉ nước ao nuôi tôm. Tuy nhiên, nông dân vẫn đang tranh luận ao nuôi lót bạt một phần hay toàn bộ bền vững hơn – các ao được lót toàn bộ làm giảm lượng nước thấm vào đất, nhưng các ao lót một phần giúp tôm ăn tảo và côn trùng nhỏ phát triển mạnh ở đáy ao (giảm lượng thức ăn cần thiết để nuôi tôm). Nhưng tất cả đều thừa nhận, ao lót bạt giúp giảm xói mòn bờ ao, giảm chi phí bảo trì và tăng thời gian sử dụng của ao.

5 cách nuôi tôm tốt nhất nói trên đã giúp nông dân Thái Lan nuôi tôm hiệu quả và bền vững hơn. Cả người nuôi và kỹ sư cũng như hiệp hội nông dân nuôi quy mô nhỏ của Thái Lan đều khuyến khích thực hiện các cách trên để tăng tỷ lệ sống của tôm, giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cải thiện tính bền vững lâu dài.
Nguồn báo Con tôm

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

TRIỂN KHAI DỰ ÁN NUÔI TÔM CNC TRÊN AO NỔI CỦA TẬP ĐOÀN MINH PHÚ – LỘC AN, BÀ RỊA VŨNG TÀU

 Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp đầu tiên của VN được công nhận tiêu chuẩn Global Gap cho vùng nuôi tôm và các tiêu chuẩn QLCL Quốc tế khác cho sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến
Áp dụng công nghệ vào nuôi tôm là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Năm 2018, Tập đoàn Minh Phú đã triển khai dự án nuôi tôm CNC trên ao nổi (làm ao tròn khung sắt, phủ bạt HDPE). Mô hình này được xem là mô hình tiên tiến, hiệu quả bậc nhất hiện nay.

Ưu điểm của nuôi tôm trên ao nổi: So với những ao nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích thông thường từ 2.000-5.000m2, ao nuôi hình tròn, có diện tích nhỏ mang nhiều ưu điểm. Do diện tích ao nhỏ, nên việc thu gom chất thải vào giữa bằng tác động của máy quạt nước rất hiệu quả, việc loại bỏ chất thải ra khỏi ao được thực hiện dễ dàng, nền đáy được kiểm soát trong suốt vụ nuôi, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc. Quan trọng nhất là giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng hóa chất xử lý môi trường. Do không mất nhiều thời gian cải tạo cũng như cho ao nghỉ nên mỗi năm có thể nuôi 3 vụ.

Công ty AT&T là đơn vị cung cấp và thi công lót bạt cho ao tròn khung sắt với tổng số ao nổi lên đến 46 ao lót bạt HDPE 1mm tại Lộc An, Bà Rịa Vũng Tàu.
Những hình ảnh đã được cập nhật